Sàn mái là công trình lộ thiên nên nó thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường, do đó mà tình trạng thấm dột rất dễ xảy ra đối với khu vực này. Và bạn cần có phương án chống thấm cho sàn mái một cách hợp lý. Chống thấm sàn mái bằng sika cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn và sử dụng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chống thấm sàn mái bằng Sika “Hiệu quả+ tiết kiệm”, hãy cùng theo dõi nhé.
1. Nguyên nhân, hậu quả khi sàn mái bị thấm dột
Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột:
Do không thi công chống thấm cho sàn mái ngay từ đầu.
- Do sàn mái bị rạn nứt khi trời mưa nước dễ len lỏi vào gây thấm dột.
- Do chất lượng thi công sàn mái kém hoặc đổ bê tông ẩu chỗ dày chỗ mỏng.
- Do tình hình khí hậu nước ta mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nắng gắt nên kết cấu bê tông cốt thép dễ bị co ngót hoặc giãn nở gây nứt mái, nếu bị nước thấm vào sẽ gây thấm dột.
- Do hệ thống thoát nước của sàn mái kém.
- Do sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh.
- Do tải trọng phân bổ không đều cũng là nguyên nhân gây thấm dột sàn mái.
Hậu quả khi sàn mái bị thấm dột:
- Sàn mái bị thấm có thể ngấm xuống dưới gây thấm dột trần nhà phía dưới, và trần nhà phía dưới có thể bị ố vàng, nứt gãy…gây mất thẩm mỹ.
- Hơn nữa sàn mái bị thấm có thể làm hỏng kết cấu của ngôi nhà, từ đó tuổi thọ của ngôi nhà cũng vì thế mà giảm đi.
- Sàn mái bị thấm dột cũng sẽ khiến không khí trong nhà không được trong lành, do mùi ẩm mốc, vi khuẩn gây khó chịu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp nhất là với người già và trẻ nhỏ.
- Sàn mái bị thấm dột còn gây tốn kém cho chi phí sửa chữa về sau
2. Ưu điểm khi sử dụng Sika chống thấm cho sàn mái
Sika là một loại vật liệu chống thấm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn sử dụng bởi vì:
- Sika có khả năng thẩm thấu cực tốt và có khả năng kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý
- Có độ bám dính cao trên mọi bề mặt công trình và tạo thành lớp màng chống thấm hiệu quả.
- Sử dụng Sika chống thấm sàn mái sẽ giúp cải thiện khả năng đàn hồi và ngăn ngừa việc hình thành các vết nứt cho công trình trong quá trình sử dụng.
- Sika chống thấm giúp sàn mái có độ bền cao, thậm chí lên tới vài chục năm. Chính vì vậy đây là phương pháp đem lại hiệu quả cả về kinh tế, thời gian và công sức.
- Thi công vật liệu Sika này rất dễ dàng trên các bề mặt khác nhau, kể cả bề mặt không bằng phẳng hay góc cạnh.
- Kỹ thuật đơn giản không đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao.
- Sika là loại vật liệu an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
>> Xem thêm:
- Xem ngay kỹ thuật chống thấm ban công hiệu quả cao nhất
- Tham khảo ngay 5 loại sơn tốt nhất thị trường hiện nay
3. Quy trình chống thấm cho sàn mái bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công
Chuẩn bị vật liệu sika chống thấm cho sàn mái, các dụng cụ máy móc cần thiết như khoan, đục, máy mài…, chuẩn bị nhân lực thi công…
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công
Đầu tiên hãy dùng khoan hay các dụng cụ băm đục để loại bỏ các mảng bê tông yếu, các lớp vữa cũ trên bề mặt cần thi công. Sau đó dùng máy mài sàn để làm phẳng bề mặt cần thi công.
Ở những vị trí dễ thấm dột như miệng cống thoát nước thì cần được đục sâu để có thể phủ nhiều vật liệu chống thấm hơn. Đối với những khe nứt nên mài sạch.
Cuối cùng vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ tạp chất và rêu mốc bám trên bề mặt.
Bề mặt thi công có sạch sẽ thì mới tăng độ bám dính và chất lượng chống thấm.
Bước 3: thi công Sika chống thấm sàn mái
Nên thi công chống thấm sàn mái với vật liệu Sika vào những hôm thời tiết khô ráo có nắng nhẹ để tăng hiệu quả thi công.
Sử dụng hỗn hợp Sika và vữa đổ vào các khe nứt, các lỗ hổng đã được đục và các rãnh ở sàn mái.
Sau đó phủ một lớp phụ gia chống thấm trên mặt sàn.
Để tăng hiệu quả chống thấm thì nên quét thêm 2 lớp hóa chất chống thấm lên trên sàn. Lưu ý là lớp sau nên cách lớp trước khoảng 3 đến 5 tiếng.
Cuối cùng tiến hành nghiệm thu sàn mái với nước, nếu không xảy ra tình trạng thấm dột thì mới tiến hành lát gạch
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn phương pháp chống thấm sàn mái bằng Sika” Hiệu quả+ tiết kiệm”. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm chống thấm sàn mái nhà mình một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền lâu nhất nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm ngoại thất hãng nào tốt?