Ban công là khu vực bên ngoài ngôi nhà, là nơi thường xuyên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thời tiết nên việc chống thấm ban công được rất nhiều gia đình quan tâm trong quá trình xây dựng hoặc cải tạo nhà. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật chống thấm ban công như thế nào mới đạt được hiệu quả một cách tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân khiến ban công bị thấm dột
Hiện tượng ban công bị thấm dột thường do một số nguyên nhân thường gặp như:
- Do đường ống thoát nước bị hỏng
- Do sự chênh lệch nhiệt độ( mùa hè nóng còn mùa đông lạnh) gây ra các vết rạn, vết nứt. Từ đó nước mưa thấm lâu ngày khiến ban công bị thấm dột
- Trong quá trình thi công, sử dụng vật liệu kém chất lượng, thi công ẩu không đúng kỹ thuật.
- Bước chống thấm ban đầu không được làm kỹ càng dẫn đến hiệu quả không cao, nhanh chóng xuống cấp
2. Biện pháp chống thấm ban công hiệu quả
Nếu việc chống thấm ban công không xử lý tốt sẽ dẫn đến việc lan rộng thấm dột qua các khu vực khác trong nhà gây hậu quả nghiêm trọng. Khi lựa chọn các sản phẩm chống thấm cho ban công cần lưu ý những tiêu chí sau:
- Độ đàn hồi tốt
- Khả năng bám dính cao
- Tuổi thọ dài
- Khả năng chống ăn mòn, chống oxi hoá tốt,…
Hiện nay một số biện pháp chống thấm được ưa chuộng hiện nay như:
- Chống thấm bằng màng khò nóng, màng tự dính không gia nhiệt,…
- Chống thấm bằng nhựa đường đun chảy
- Chống thấm với màng nhũ tương đàn hồi
- Chống thấm với Sika
- Chống thấm bằng sơn chống thấm
>> Gợi ý cho bạn:
- Xi măng chống thấm: Khái niệm, phân loại, cách sử dụng hiệu quả?
- Mách bạn những màu sơn ngoại thất nhà ống chuẩn xu hướng
3. Quy trình chống thấm ban công hiệu quả
Sau khi xác định rõ tình trạng thấm dột cần chọn ra phương pháp tối ưu, phù hợp nhất.Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất, các quy trình cần được tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ.
3.1. Chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp
- Dọn dẹp các đồ vật không cần thiết
- Lau chùi bề mặt thi công sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, bụi bẩn
- Dùng con lăn phủ một lớp chống thấm lên bề mặt
- Sau khi lớp lót khô hoàn toàn tiến hành thực hiện 2-3 lớp màng chống thấm tiếp theo tuỳ vào từng loại để đạt hiệu quả cũng như độ bền cao nhất
- Kiểm tra và thử nước
- Gia cố, ốp lát hoàn thiện quá trình chống thấm ban công.
3.2. Chống thấm bằng màng khò nóng
Chọn kích thước phù hợp
- Vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ, thoáng đãng
- Dán màng chống thấm lên bề mặt bê tông rồi dàn mỏng và đều
- Đợi lớp màng thứ nhất khô tiếp tục dán lớp màng thứ hai.
- Cuối cùng dán màng chống thấm bitum sau khi lớp màng thứ hai đã khô và lướt ngọn lửa qua lại.
- Bởi vì có sử dụng lửa nên cần chú ý cẩn trọng, tránh gây thương tích.
- Kiểm tra lại độ chống thấm và gia cố hoàn thành công trình.
4. Ưu điểm sơn chống thấm JYMEC
Sơn chống thấm JYMEC là một trong những sản phẩm sơn chống thấm được khá nhiều người tin dùng hiện nay. Đây là dòng sơn tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại với tính năng ưu việt đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như rất phù hợp với khí nhậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
- Có khả năng chịu mài mòn cao, khả năng chống thấm nước, kháng kiềm lớn
- Độ bám dính tốt, dễ lau chùi
- Bề mặt sơn nhẵn mịn
- Không chứa chì và thuỷ ngân, đảm bảo an toàn với người dùng và môi trường.
- Không cháy, không độc hại.
- Giá cả phải chăng, mọi hộ gia đình đều có thể đáp ứng được
- Thấm nhanh, giúp rút ngắn thời gian thi công
- Tuổi thọ cao, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn một vài thông tin giúp ích cho quá trình tiến hành chống thấm ban công. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được giải đáp một cách nhanh chóng và kịp thời nhất nhé!