Ngày nay, việc sử dụng các hệ thống băng tải vào trong sản xuất không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Việc tăng năng suất, giảm chi phí đã giúp cho băng tải có mặt tại mọi loại hình sản xuất để việc truyển tải sản xuất nhanh chóng và dễ dàng hơn. Để hiểu rõ hơn về băng tải, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình thiết kế, bảo dưỡng băng tải sao cho hiệu quả nhất
Quy trình thiết kế hệ thống băng tải hàng công nghiệp
– Đầu tiên là việc lựa chọn loại băng tải nào, dựa theo yêu cầu truyền tải vật liệu nào và môi trường làm việc ra sao. Đây là điều quan trọng để thiết kế một hệ thống băng tải hiệu quả
– Lên kế hoạch thiết kế băng tải, kích thước băng tải, vật liệu sử dụng cho băng tải để tăng tính hiệu quả sử dụng tốt nhất. Chiều dài và chiều rộng của băng tải cần xác định chính xác để đạt hiệu quả hoạt động cao.
– Lựa chọn dây đai băng tải cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sản phẩm di chuyển và tối ưu chi phí. Thường sử dụng các loại dây đai nhựa PVC, PU, cao su hoặc xích nhựa, xích Inox. Ngoài ra, chúng ta cũng sử dụng con lăn để tải hàng trực tiếp cho các loại băng tải con lăn trọng lực hoặc băng tải con lăn sử dụng điện năng
– Tính toán sử dụng động cơ cho băng tải, lựa chọn tốc độ băng tải phù hợp để băng tải hoạt động ổn định.
– Tính toán lựa chọn bộ phận đỡ là các con lăn để đảm bảo băng tải hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố.
– Các tang dẫn động, tang bị động được xác định chính xác, đảm bảo được độ bền và kết cấu nhỏ gọn nhất
– Khi thiết kế băng tải chuyển hướng cần đảm bảo độ chính xác về góc giúp cho băng tải chạy đúng hướng và sản phẩm trên dây băng không bị rơi ra ngoài
– Cần lên kế hoạch thiết kế băng tải phù hợp với không gian hoạt động, diện tích lắp đặt hợp lý
Một vài hướng dẫn giúp bảo dưỡng băng tải hiệu quả
Bảo dưỡng băng tải thường xuyên sẽ giảm tải các hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Điều này cần thiết giúp cho hoạt động sản xuất không bị ngừng khi có sự cố xảy ra. Dưới đây là một vài hướng dẫn bảo dưỡng bâng tải cần thiết nên làm
1 – Kiểm tra cơ cấu căng của băng tải
Không nên bỏ qua yếu tố này vì nó ảnh hưởng đến sức căng và độ truyền tải của băng tải. Theo thời gian dây đai băng tải có thể bị giãn làm ảnh hưởng đến cấu trúc và hiệu quả hoạt động của băng tải. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của băng tải rất nhiều và gây ra lệch băng trong quá trình di chuyển, cũng gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp khi phải ngưng hoạt động để sửa chữa. Vì vậy cần kiểm tra thường xuyên dây đai băng tải để đảm bảo độ căng phù hợp. Và cần thay thế ngay khi có dấu hiệu dãn dây băng tải.
2 – Dầu mỡ bôi trơn cho động cơ
Để động cơ hoạt động tối ưu và trơn tru nhất thì không thể thiếu việc bôi trơn bằng các loại dầu mỡ dành riêng cho nó. Dầu mỡ bôi trơn làm giảm ma sát, chống làm nóng động cơ nhanh và giảm sự mài mòn máy móc. Điều này cần thiết trong các hệ thống băng tải, giúp băng tải vận hành tốt nhất, giảm lực kéo cho hệ thống. Băng tải có hệ thống tự động bôi trơn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên với thời gian dài thì cần kiểm tra bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo hệ thống bôi trong hoạt động tốt và cần bổ sung thêm
Dù là loại băng tải nào thì việc thiết kế phù hợp và bão dưỡng định kỳ sẽ tăng hiệu quả hoạt động của băng tải. Đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư và các chi phí khác sau lắp đặt.
Xem thêm:
https://danhgiachuyensau.net/huong-dan-day-du-ve-5-nguon-nang-luong-tai-tao/
https://danhgiachuyensau.net/su-khac-biet-giua-nang-luong-nhiet-va-nang-luong-mat-troi-la-gi/