Phương pháp chống thấm sân thượng đơn giản và hiệu quả

Một địa điểm luôn là nơi lý tưởng để chúng ta thư giãn, ngắm cảnh vô cùng thoáng mát đó chính là sân thượng. Ngoài ra, vị trí này cũng thích hợp để bạn trổ tài trồng cây cảnh, nuôi chim. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề lớn cần giải quyết là vấn đề bị ứ đọng nước xảy ra mỗi khi mùa mưa đến hay từ các nguồn nước khác như: nước vòi, nước tưới cây… làm ảnh hưởng xuống tầng dưới gây ra các hiện tượng loang lổ, bong tróc, nấm mốc không đáng có. Vì vậy chống thấm sân thượng là một trong những công trình cần được quan tâm. Nếu bạn chưa biết những cách chống thấm sân thượng hiệu quả thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết thêm nhiều kiến thức nhé!

1. Nguyên nhân làm sân thượng bị thấm nước?

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do gia chủ hay nhà thầu chưa xử lý thấm nước đúng cách ngay từ ngày đầu thi công cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột.  Trần ngay từ lúc mới xây nhà chưa được chống thấm và xử lý đúng cách khiến sau một thời gian trần nhà sẽ bị nứt nẻ gây thấm nước nghiêm trọng.

Nguyên nhân thứ hai là do dùng sai vật liệu chống thấm ở sàn mái hoặc sản phẩm chống thấm kém chất lượng

Nguyên nhân tiếp theo là do thợ thi công thiếu tay nghề, sai kỹ thuật

Nguyên nhân cuối cùng là do thời tiết ở Việt Nam khắc nghiệt có nhiều biến động nên xảy ra tình trạng ứ đọng nhiều nguồn nước cũng là một nguyên nhân gây thấm.

2. Những hậu quả khi không chống thấm cho sân thượng.

Sở dĩ công việc chống thấm sân thượng được nhiều người quan tâm tới như vậy vì nếu không chấm thấm đúng cách cho sân thượng thì sẽ gây nên những hậu quả sau:

Sân thượng khi bị ngấm nước, ứ đọng nước dẫn đến bề mặt trần nhà bên dưới sẽ bị nứt nẻ chân chim, xuất hiện những vết loang lổ, bong tróc gây nguy hiểm đến chất lượng cuộc sống cho các thành viên trong gia đình

Không những thế, điều này còn gây mất thẩm mỹ của ngôi nhà . Thẩm mỹ ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những mảng ố vàng, những vết nứt nẻ, loang lổ và cả nấm mốc xanh đỏ mang lại. 

Ngoài ra, mùi nấm mốc, ẩm mốc đến từ những chỗ bị thấm nước sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các thành viên, nhất là các bệnh về đường hô hấp.

Cấu trúc công trình bị ảnh hưởng ít nhiều. Nó sẽ làm ngôi nhà của bạn xuống cấp nhanh chóng, nhà mới xây sẽ nhanh chóng trở nên cũ kĩ và chi phí sửa chữa có thể tăng lên gấp 2 đến 3 lần so với mức thông thường. 

Khi nước xâm nhập vào cấu trúc bê tông bên trong sẽ làm ảnh hưởng đến đường dây điện ẩn sâu bên trong tường gây chập mạch và có thể dẫn đến cháy nổ, hoặc thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của các thành viên trong gia đình.

>> Xem thêm: 

3. Phương pháp chống thấm cho sân thượng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm nước sân thượng khác nhau như sử dụng màng khò nóng, sơn tự dính hay chất chống thấm. Tuy nhiên việc sử dụng màng khò đòi hỏi bạn phải có tay nghề, có kỹ thuật thi công rất cao và khiến việc thi công đối với những người chưa có kinh nghiệm sẽ rất khó khăn. Chính vì thế phương pháp sử dụng chất chống thấm để xử lý tình trạng thấm nước ở bề mặt sân thượng vẫn tối ưu hơn cả. 

3.1 Quy trình chống thấm sân thượng bằng chất chống thấm.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: 
Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng cũ khỏi bề mặt tường bằng những dụng cụ chuyên dụng. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định đạt tối thiểu 12 ngày, còn đối với sàn phải đạt tối thiểu 21 ngày.

Bước 2: Tiến hành  phủ 3 lớp CT-11A sàn lên toàn bộ bề mặt sàn và mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.

Bước 3: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch; hoặc bạn có thể phủ mastic SK-6 để chống nóng cho sàn mái.

 Quy trình chống thấm sân thượng bằng chất chống thấm.

3.2 Quy trình chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm.
Bước này chúng ta cũng làm tương tự như cách chống thấm bằng chất chống thấm.

Bước 2: Tiến hành sơn lót.
Lớp sơn này có tác dụng liên kết bề mặt chống thấm với các lớp sơn khác.

Bước 3: Tiến hành sơn Sikaproof Membrane.
Đợi khoảng 2-4 tiếng để lớp sơn lót khô rồi tiến hàng sơn Sikaproof Membrane. Bạn nên tiến hành sơn 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 giờ để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất.

Bước 4: Thi công thêm vữa chống thấm Sika Latex.
Đợi lớp sơn Sikaproof Membrane khô hoàn toàn sau đó thi công thêm vữa chống thấm Sika Latex rồi xoa nền để xoa phẳng bề mặt sân thượng.

Quy trình chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm.

Trên đây là những kiến thức về chống thấm sân thượng. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp bạn tiến hành thi công chống thấm thành công nhé! 

>> Xem thêm: Sơn chống thấm bể nước có mang lại hiệu quả cao?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *